Những biểu hiện lâm sàng bệnh trĩ hỗn hợp

Bệnh trĩ hỗn hợp là một trong những biểu hiện bệnh trĩ phổ biến hiện nay, gây không ít ảnh hưởng cho người mắc bệnh nếu không được phát hiện và điều trị bệnh sớm. 

Bệnh trĩ hỗn hợp

Bệnh trĩ bao gồm trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Bênh nhân bị trĩ hỗn hợp khi các búi trĩ xuất hiện cả bên trên đường lược lẫn phía trong của hậu môn, đồng thời xuất hiện phía ngoài của hậu môn. Lúc này, các chùm tĩnh mạch ở cửa hậu môn và trực tràng của người bệnh bị giãn gấp khúc nên tạo ra một khối trĩ nằm ở cả phần trên và dưới.

Bệnh trĩ hỗn hợp do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên như:

+ Bệnh nhân bị mắc các bệnh táo bón, viêm trực tràng, viêm đại tràng, kiết lỵ.

+ Ăn quá ít chất xơ, rau củ quả, uống ít nước, ăn nhiều các chất kích thích, đồ cay nóng,... cũng có nguy cơ mắc trĩ hỗn hợp cao.

+ Những người thường xuyên ngồi nhiều, không vận động cơ thể như lái xe, nhân viên văn phòng cũng có nguy cơ bị bệnh trĩ hỗn hợp cao.

+ Vệ sinh cá nhân không sạch sẽ là nguyên nhân chính gây bệnh trĩ hỗn hợp.

+ Không điều trị bệnh trĩ nội và trĩ ngoại triệt để.

Những biểu hiện lâm sàng bệnh trĩ hỗn hợp

Nếu trĩ hỗn hợp mà không được điều trị sớm thì các búi trĩ nội sẽ sa xuống, liên kết với các búi trĩ ngoại tạo thành các búi liên kết và tăng khối lượng, diện tích búi phía ngoài. Các búi này được gọi là búi trĩ hỗn hợp.

Biểu hiện lâm sàng bệnh trĩ hỗn hợp

+ Hậu môn xuất hiện dịch: Vì niêm mạc trực tràng chịu kích thích của các búi trĩ trong một thời gian dài, dẫn đến viêm và xuất hiện hiện tượng tiết dịch nhầy ở ống hậu môn.

+ Sa búi trĩ: Đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh trĩ hỗn hợp đã ở giai đoạn nặng. Khi người bệnh đại tiện sẽ xuất hiện dị vật nhỏ lòi ra ở hậu môn và có thể thu vào trong được.

Nếu không được điều trị thì búi trĩ càng ngày càng phát triển và kích thước sẽ quá to, tới một thời điểm, búi sẽ không thu vào phía trong được nữa. Gây đau đớn cho người bệnh.

+ Đau, ngứa ngáy hậu môn: Những dịch nhầy tiết ra sẽ làm viêm nhiễm vùng da xung quanh hậu môn, khiến người bệnh sẽ gặp phải tình trạng đau rát, ngứa ngáy tại đây.

+ Hậu môn lòi ra ngoài: Khi trĩ hỗn hợp ở giai đoạn cuối, các khối trĩ ngày càng to ra khiến niêm mạc và tầng hậu môn bị chia cách. Nếu người bệnh đi đại tiện các khối trĩ có thể tụt xuống dưới các nếp gấp, đi qua ống hậu môn ra bên ngoài.

Khi người bệnh bị trĩ hỗn hợp đi đại tiện hoặc ngồi nhiều, vùng bụng dồn hết áp lực lên hậu môn khiến các búi trĩ lòi ra ngoài, gây khó chịu, đau đớn cho người bệnh.

+ Đi ngoài ra máu: Người bị trĩ hỗn hợp có thể thấy máu dính trong phân, hoặc ở giấy lau. Trường hợp nặng hơn thì có thể thấy tia máu nhỏ phun ra,…

Ngay khi có những triệu chứng trên, hãy tới các phòng khám đa khoa ngay để được điều trị kịp thời. Tránh để bệnh có biến chứng nặng, sẽ rất khó khăn cho việc điều trị về sau.

Để phòng ngừa cũng như cải thiện bớt tình trạng bệnh trĩ hỗn hợp, các bạn nên thực hiện những điều sau: 

+ Nên ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước (ít nhất 2 lít/ngày), bổ sung các loại trái cây tươi, thực phẩm giúp tiêu hóa tốt, nhuận tràng, phòng tránh trĩ hỗn hợp.

+ Hạn chế ăn các đồ ăn có tính nóng: chiên, nướng, thức ăn nhanh, nước ngọt có ga, rượu, bia, thuốc lá,…

+ Luyện tập thể dục thường xuyên: Thường xuyên vận động cơ thể, không nên ngồi lâu, không rặn khi đi đại tiện, phải chăm chỉ vận động nhẹ nhàng để hạn chế bị trĩ hỗn hợp.

+ Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, luôn để hậu môn khô ráo, tránh viêm nhiễm vùng niêm mạc,…

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.